Tản Văn Tản Văn - Thơ

Giải Nghĩa Về Tâm Lý Cao Ngạo và Tự Ti?

Khi bạn nghĩ bạn quá cao/thấp hơn người khác, nghĩa là bạn đang cảm thấy lo ngại về vị thế và về chính khả năng tự chủ hay tự tạo ra hạnh phúc của mình. Tại sao lại như vậy?

Người có ít sự tự tin thường thu mình, đóng hộp, làm gì cũng sợ, và dễ tin người.

Người có quá nhiều sự tự tin và cao ngạo thường dùng sự gai góc và thái độ nghênh ngang để tạo ra sự an toàn cho mình. Khuynh hướng nâng cái tôi lên để thấy được quan trọng, để bảo vệ bản thân khỏi tổn thương.

Too much ego hoặc too low self esteem đều “hurt” bạn ngang nhau. Vì nó hạn chế phát huy khả năng linh hoạt trí tuệ trong bản năng của bạn và khiến các mối quan hệ không lành mạnh.

Nói sâu hơn dưới đây là một số biểu hiện cơ bản.

Một số hành vi biểu hiện của trường phái “tự ti” là:

  • Ít lập trường, dễ tin và hùa vào đám đông, dễ thay đổi quan điểm.
  • Dễ sợ hãi, thường nghĩ mình ko làm được việc, hay so sánh bản thân với người khác, hay tiêu cực, và mối quan hệ nam nữ thường dễ rơi vào trạng thái codependency lệ thuộc tình cảm vào người khác.

Một số hành vi biểu hiện của trường phái “có quá nhiều tự tôn” là:

  • Tìm kiếm đồng thuận và khó chấp nhận sự khác biệt. Thường nghĩ thế giới mình trải nghiệm là thế giới chuẩn mực.
  • Dễ tự ái và kiên cố với lý luận của mình (lỗi logical fallacies thường nhiều hơn bình quân), trừ khi người đó học được sự đối lập từ biến cố nào đó.
  • Dễ tức giận và dễ tạo ra xung đột ko cần thiết. Ví dụ cãi nhau dù là comment dạo kk. Kiểu người này khiến người khác đôi khi sợ nhưng ko phục.
  • Hơi khó chịu nếu người khác hiểu biết hơn mình và thường rất hay đánh giá người khác qua vẻ ngoài, ít sự thấu hiểu dù nghĩ rằng mình đang đặt mình vào bản thân người khác.

Tại sao ta nên khiêm tốn vừa đủ, tự tin cũng vừa đủ, học cách lập luận (critical thinking), nhận diện cảm xúc và hiểu về các bệnh lý tâm thần lại quan trọng? Tại sao việc biết cân bằng cá nhân trong các mối quan hệ lại quan trọng? Vì nó là nền tảng của hạnh phúc cá nhân, nhu cầu hoà hợp trong một nhóm cộng đồng. Sự linh hoạt trong nhận thức là công cụ tối ưu đưa đến kết nối trong giao tiếp với bản thân và người khác, cũng như việc phát triển bản thân trong môi trường cố định. Dĩ nhiên song hành cùng phát triển bản thân, nếu không cảm thấy môi trường phù hợp thì ta có thể điều hướng môi trường bằng việc thay đổi thói quen và việc làm, nơi ở, vân vân. Hay thay vì ganh tị với ai đó, ta hãy chào đón và hãy học hỏi những người giỏi và khiêm nhường, mỗi người đều có cái hay để học, nhìn cái dở ở người để tránh. Như vậy tư duy này sẽ giúp ta có môi trường để tiến bộ. Thay vì so sánh với người khác, hãy so sánh bản thân mình với ngày hôm qua. Thay vì sợ hãi, hãy thử trải nghiệm điều mới, khi quen sẽ không còn sợ nữa. Hãy học tập từ những người có chuyên môn và quản trị tin tức mình thu thập, ví dụ sách của giáo sư của người có chuyên môn và đọc thật nhiều sách cùng chủ đề để tìm thông tin hợp lý và logic nhất, chứ đừng đọc tin của bloggers hay báo chí ko có chuyên môn, rất dễ bị lỗi logical fallacies, chưa kể dễ thu nạp cảm xúc tiêu cực của người khác, hoặc khi đọc sách hay xem tài liệu nào phải check background giáo dục của người viết và đọc thật nhiều nguồn để có kiến thức lý luận đa chiều hơn .

Hãy nhớ là còn nhiều khuynh hướng khác kết hợp với những biểu hiện trên vì nhận thức chúng ta rất phức tạp. Tuy nhiên nếu bạn có thể phát huy tính linh hoạt của bản thân và chăm chỉ rèn logic lý luận cho cả tư duy và cảm xúc thì bạn sẽ càng ngày càng phát triển và hạnh phúc hơn.

Cô Lê Nguyên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *