Ẩm Thực Chay Công Thức Món Chay

Cách Làm Đậu Hũ Tại Nhà (Homemade Tofu)

Bước 1: Ngâm 500gr đậu nành khô ít nhất 6 tiếng đậu sẽ nở ra như hình. Chuẩn bị thêm miếng vải lưới vắt đậu. Mua vải vắt rất quan trọng ở khâu lựa chọn độ mịn của vải. Đừng mua quá dày sẽ khó vắt, nên đi tìm dòng chuyên để vắt


Bước 2: Xay đậu. Mỗi lần xay tầm 2 phần đậu 2 phần nước. Lưu ý xay nhuyễn.

Bước 3: Vắt sữa đậu, chuẩn bị miếng vải lọc và phễu lọc, vắt kỹ không nên để vương cặn để đậu mịn hơn.


Bước 4: Đổ sữa vào nồi nấu, lửa vừa và ko cần phải khuấy chỉ chờ nếu bạn dùng nồi chống dính, còn nếu dùng nồi thường thì lửa nhỏ và phải khuấy để không bị cháy đáy nồi.

Bước 5: Chuẩn bị nguyên liệu chua để sữa kết tủa thành đậu hũ. Thông thường người ta hay dùng dấm và muối nhưng tôi thích dùng chanh và muối thì thấy đậu thơm và dai hơn. Vắt tầm 2 quả chanh (nếu là chanh Việt) và một quả chanh (nếu là chanh vàng) cùng một thìa cà phê muối, khuấy đều để sang một bên

Bước 6: Đợi sữa gần sôi thì cho vào nồi, đậu kết tủa như hình

Bước 7: Bỏ vào khuôn, có lót miếng vải lọc, nếu không có khuôn thì dùng tô bình thường cũng được nhưng sẽ phải đậy bọc lại và có vật nặng vừa đủ để đè lên tạo hình.

Đậu hũ là đạm thực vật, dĩ nhiên không thể thiếu đối với người ăn chay, tuy nhiên có rất nhiều tranh cãi về chất isoflavone và estrogen có trong đậu hũ hay các thông cáo về việc ăn đậu phụ giúp cho tim mạch. Tôi sẽ dịch đoạn bài viết này từ trang www.health.harvard.edu cho các bạn tham khảo dưới đây:

Cục Quản Lý Thực Phẩm Và Dược Phẩm Hoa Kỳ đang muốn thu hồi lại vấn đề ủng hộ tuyên bố liên quan về việc ăn đạm từ đậu nành có thể giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim. Cơ quan này đã đề xuất thay đổi vào mùa thu năm ngoái, trích dẫn những bằng chứng chất vấn về vấn đề mối liên quan giữa tiêu thụ đậu nành và sức khỏe tim mạch. Nếu như Cục Quản Lý Thực Phẩm Và Dược Phẩm Hoa Kỳ phê duyệt đề xuất này thì các nhà sản xuất thực phẩm sẽ không còn được phép quảng cáo các sản phẩm từ đậu nành là tốt cho sức khỏe tim mạch nữa. Nhưng thực ra là đậu nành cũng chẳng làm hại gì tới tim của bạn cả, và đậu nành có mang lại những lợi ích khác như: “Chúng có hàm lượng chất béo bão hòa cao, chất xơ, vitamin, các khoáng chất, và ít chứa chất béo bão hòa. Các sản phẩm từ đậu nành tự nhiên như đậu hũ và hạt edamame có thể thay thế thịt đỏ và các nguồn đạm động vật là nguồn mà chứa rất nhiều chất béo bão hòa” – chuyên gia dinh dưỡng Kathy McManus, giám đốc Khoa Dinh Dưỡng Tại Bệnh Viện Phụ Nữ và Brigham trực thuộc ĐH Harvard. Một số lưu ý: một số sản phẩm làm từ đậu nành có chứa các chất hoạt động như estrogen có thể gây ra một số tác dụng phụ. Vậy nên hãy tránh các loại thực phẩm chức năng bổ sung isoflavone hoặc thực phẩm được làm từ protein thực vật kết hợp với đạm đậu nành tách biệt, được tìm thấy trong nhiều loại bột protein và thanh dinh dưỡng (protein bars). Tuy nhiên, McManus cho rằng bạn có thể ăn các loại thực phẩm từ đậu nành nguyên chất – như sữa đậu nành, hạt ademame và đậu phụ – với mức độ vừa phải, vài lần mỗi tuần.”

“The FDA wants to pull its support of the health claim that eating soy protein may help reduce the risk of heart disease. The agency proposed the change last fall, citing evidence that questions whether there’s any real benefit to heart health. If the FDA goes through with the move, then food makers will no longer be allowed to market soy products with the claim that they can help your heart. But soy won’t hurt your heart, and soy does have other benefits. “It’s high in polyunsaturated fats, fiber, vitamins, and minerals, and low in saturated fat. Natural soy products — like tofu or edamame — could replace red meat and other animal sources of protein higher in saturated fat,” says dietitian Kathy McManus, director of the Department of Nutrition at Harvard-affiliated Brigham and Women’s Hospital. One caveat: some soy products contain estrogen-like chemicals that could have adverse effects. So stay away from soy isoflavone supplements and foods made with textured vegetable protein and soy protein isolate, found in many protein powders and nutrition bars. Still, McManus says it’s okay to eat whole soy foods — like soy milk, edamame, and tofu — in moderation, several times per week.”

Nguồn tiếng Anh: https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/confused-about-eating-soy

Cũng như nhiều bài đăng tại trang cá nhân của tôi trước đây, tôi có viết về việc nên chọn lọc thực phẩm đa dạng màu sắc và thay thế món liên tục để giúp cơ thể có đủ dưỡng chất và giảm bớt khả năng dồn quá nhiều một chất cụ thể khi ăn quá nhiều cùng một món. Quá nhiều cái gì cũng đều không tốt, đó là lý do chúng ta cần tập cách ăn điều độ. Cho nên một tuần ăn 1-2 lần đậu hũ tươi là hợp lý.

Chúc các bạn thành công!
Lê Nguyên,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *